Họ tên | BSNT. Nguyễn Ngọc Quế Hương |
Chức danh | Báo cáo viên |
Địa chỉ email | |
Số điện thoại |
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TIÊM BEVACIZUMAB DƯỚI KẾT MẠC TRÊN BỆNH NHÂN CÓ TÂN MẠCH GIÁC MẠC Đoàn Kim Thành, Lâm Minh Vinh, Nguyễn Ngọc Quế Hương Bộ môn Mắt – ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tóm tắt: Đặt vấn đề: Tân mạch giác mạc là tình trạng đe dọa thị lực và làm gia tăng tỷ lệ thải ghép giác mạc, đặc biệt là ghép giác mạc xuyên, do phá hủy đặc quyền vô mạch và miễn dịch của giác mạc. Các phương pháp điều trị tân mạch giác mạc như steroid, thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ đốt điện kim nhỏ tân mạch, liệu pháp quang động, laser quang đông đều có kết quả hạn chế và có các tác dụng phụ đi kèm. Trong khi đó, các phương pháp điều trị tân mạch gần đây tập trung chủ yếu vào các thuốc ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (Vascular endothelial growth factor – VEGF) đã cho thấy hiệu quả trong việc giảm tân mạch và giúp cải thiện tiên lượng sau phẫu thuật ghép giác mạc. Mục tiêu: đánh giá tính hiệu quả và tính an toàn của phương pháp điều trị tiêm bevacizumab dưới kết mạc điều trị tân mạch giác mạc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca tiến cứu, can thiệp lâm sàng đơn nhánh gồm 34 mắt của 33 bệnh nhân có tân mạch giác mạc bởi các nguyên nhân khác nhau và có chỉ định phẫu thuật ghép giác mạc. Mỗi mắt được tiêm 3 liều bevacizumab 2,5 mg/0,1 mL tại 1 hoặc 2 vị trí cách nhau 1 tháng. Những thay đổi về hình thái tân mạch được đánh giá bằng đèn sinh hiển vi tích hợp máy ảnh và phân tích bán tự động có sự hỗ trợ của máy tính. Theo dõi và đánh giá lâm sàng tại thời điểm trước khi tiêm và mỗi tháng trong 6 tháng theo dõi sau tiêm. Kết quả: Tân mạch giác mạc giảm dần qua các thời điểm theo dõi và giảm tối đa sau 3 tháng. Sau 6 tháng theo dõi, diện tích tân mạch giảm 46,29% (p < 0,001); Đường kính trung bình tân mạch giảm 9,79% (p < 0,001); Diện tích vùng giác mạc chứa tân mạch giảm 5,65% (p < 0,001); Mức độ tân mạch theo cung giờ giảm 4,65% (p = 0,041). Thị lực gần như không thay đổi sau điều trị. Trong khi tiêm: Không ghi nhận biến chứng tại mắt và toàn thân. Sau khi tiêm: Xuất huyết dưới kết mạc 8,82%, đau sau tiêm 1,96%. Kết luận: Phương pháp tiêm bevacizumab dưới kết mạc có thể được ứng dụng an toàn và hiệu quả trong điều trị tân mạch giác mạc trước phẫu thuật ghép giác mạc. Từ khóa: Tân mạch giác mạc, bevacizumab, phẫu thuật ghép giác mạc. EFFECTS OF SUBCONJUNCTIVAL BEVACIZUMAB INJECTION IN PATIENTS WITH CORNEAL NEOVASCULARIZATION Doan Kim Thanh, Lam Minh Vinh, Nguyen Ngoc Que Huong. Abstract: Introduction: The consequences of corneal neovascularization are decreased visual acuity and increased rate of graft rejection, particularly with penetrating keratoplasty, due to the destruction of the cornea's avascular and immune privilege. Current treatments for corneal neovascularization, such as steroids, topical immunosuppressants, fine needle diathermy occlusion of corneal vessels, photodynamic therapy, and laser photocoagulation, have shown limited efficacy and are associated with various side effects. In contrast, recent treatment approaches have focused on anti-vascular endothelial growth factor (VEGF) therapies, which have effectively reduced neovascularization and improved postoperative graft outcomes. Objectives: This study aims to evaluate the efficacy and safety of subconjunctival bevacizumab injection in treating corneal neovascularization. Subjects and methods: A single-arm clinical trial included 34 eyes of 33 patients with corneal neovascularization caused by different ocular surface disorders that are indications for keratoplasty. Each eye received 3 doses of bevacizumab 2.5 mg/0.1 mL injection in 1 or 2 sites at 1-month intervals. Morphological changes in neovascularization were evaluated using slit-lamp biomicroscopy, corneal digital photography, and computer-assisted semiautomatic analysis. Clinical examinations were performed at baseline, every month for 6 months after treatment. Results: Corneal neovascularization gradually decreased over time of follow-up and decreased significantly after 3 months. After 6 months of follow-up, the corneal neovascularization area decreased by 46.29% (p < 0.001); the average diameter of the neovascular vessels reduced by 9.79% (p < 0.001); ); the neovascular invasion area decreased by 5.65% (p < 0.001); and the extent of neovascularization decreased by 4.65% (p = 0.041). Visual acuity remained almost unchanged after treatment. During injection: No complications were observed locally or systemically. After injection: Subconjunctival hemorrhage occurred in 8.82% of cases, and post-injection pain was reported in 1.96% of cases. Conclusion: The subconjunctival bevacizumab injection method can be applied safely and effectively for use in the clinical treatment of corneal neovascularization prior to corneal transplantation. Keywords: Corneal neovascularization, bevacizumab, keratoplasty.
09g35 |
Đánh giá hiệu quả điều trị tiêm bevacizumab dưới kết mạc trên bệnh nhân tân mạch giác mạc
|