Họ tên | ThS.BS. Nguyễn Thế Duy |
Chức danh | Báo cáo viên |
Địa chỉ email | |
Số điện thoại |
KHẢO SÁT TÂN MẠCH VÀ DỊCH VÕNG MẠC HOÀNG ĐIỂM TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM TUỔI GIÀ THỂ ƯỚT BẰNG OCT SAU ĐIỀU TRỊ BEVACIZUMAB Nguyễn Chí Trung Thế Truyền*, Nguyễn Minh Đức*, Nguyễn Thế Duy* Tóm tắt: Đặt vấn đề: Thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể ướt (wAMD) là một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu, do sự phát triển bất thường của các mạch máu hắc võng mạc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây mù lòa. Điều trị Bevacizumab có tính hiệu quả khi mang lại kết quả điều trị cải thiện thị lực. Độ dày, thể tích trung tâm, hình thái tân mạch và dịch võng mạc hoàng điểm là thông số khảo sát quan trọng trên máy chụp cắt lớp cố kết quang học trong việc đánh giá giai đoạn bệnh, điều trị cũng như cảnh báo các dấu hiệu tái hoạt sớm của bệnh. Việc điều trị wAMD hiện chưa được đồng thuận ở các nghiên cứu trong và ngoài nước. Mục tiêu: Khảo sát tân mạch và dịch võng mạc hoàng điểm trên bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể ướt bằng OCT sau điều trị Bevacizumab Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, với công thức khảo sát tỷ lệ, thay số vào công thức ta được n là số mắt tối thiểu bằng 43 mắt. Nghiên cứu có 3 nhóm biến số. Số liệu được nhập vào Excel và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Kết quả: Nghiên cứu 43 mắt, kết quả độ tuổi trung bình là 64,23 ± 10,43 tuổi. Bệnh nhân đều có triệu chứng nhìn mờ 100%. Triệu chứng thực thể xuất huyết võng mạc 67,4%. Hình thái tân mạch type I chiếm tỷ lệ là 67,4%; trong đó 88,4% mắt dịch dưới võng mạc và 65,1%% dịch trong võng mạc. Sau 3 mũi tiêm Bevacizumab ghi nhận, thị lực logMar trung bình là 0,72 ± 0,55; độ dày võng mạc trung tâm giảm 160,28 µm; thể tích võng mạc trung tâm giảm 1,29 mm3; tân mạch thoái triển các mao mạch xung quanh chiếm tỷ lệ là 51,2%; còn 88,4% mắt có dịch dưới võng mạc và 20,9% mắt dịch trong võng mạc. Tỷ lệ xuất huyết kết mạc 27,9%; xuất huyết dịch kính 2,3%. Hình thái tân mạch và dịch võng mạc tồn dư có mối liên quan với thị lực sau tiêm (p=0,001; p=0,0036). Dạng tân mạch và dịch võng mạc tồn dư có mối liên quan độ dày võng mạc trung tâm sau tiêm (p=0,038; p<0,001) Kết luận: Triệu chứng thực thể ghi nhân nhiều nhất là xuất huyết võng mạc. Sau quá trình tiêm nội nhãn 3 mũi Bevacizumab, thị lực cải thiện 2 dòng chữ, độ dày và thể tích võng mạc trung tâm cải thiện hơn. Đa số tân mạch thoái triển các mao mạch xung quanh, dịch dưới võng mạc không thay đổi, dịch trong võng mạc giảm. Hình thái tân mạch, dịch võng mạc tồn dư có mối liên quan với thị lực. Dạng tân mạch và dịch võng mạc tồn dư có mối liên quan với độ dày võng mạc trung tâm. Từ khóa: thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể ướt, tân mạch hắc võng mạc, Bevacizumab CHOROIDAL NEOVASCULARIZATION AND RETINAL FLUID ON WET AGE-RELATED MACULAR DEGENERATION PATIENTS USING OCT AFTER BEVACIZUMAB TREATMENT Nguyen Chi Trung The Truyen*, Nguyen Minh Đuc*, Nguyen The Duy* Summary Introduction: Wet age-related macular degeneration (wAMD) is one of the leading causes of blindness, due to the abnormal development of chorioretinal blood vessels. It affects the quality of life and causing blindness. Bevacizumab treatment is effective in improving visual acuity. Thickness, central volume, neovascular morphology, and macular fluid are important parameters examined on optical coherence tomography in assessing disease stage, treatment as well as warning signs of early disease reactivation. The treatment of wAMD has not yet been agreed upon in domestic and foreign studies. Objectives: Analysis of neovascular and macular fluid in patients with wet age-related macular degeneration by OCT after Bevacizumab treatment Research methods: Research design: Prospective descriptive study, with the formula for surveying the ratio, substituting the number into the formula, we get n is the minimum number of eyes equal to 43 eyes. The study has 3 groups of variables. Data were entered into Excel and processed using SPSS 20.0 software. Results: Study of 43 eyes, the average age was 64.23 ± 10.43 years old. All patients had symptoms of blurred vision 100%. Physical symptoms of retinal hemorrhage were 67.4%. Type I neovascularization accounted for 67.4%; of which 88.4% had subretinal fluid and 65.1% had intraretinal fluid. After 3 injections of Bevacizumab, the average logMar visual acuity was 0.72 ± 0.55; central retinal thickness decreased by 160.28 µm; central retinal volume decreased by 1.29 mm3; neovascularization inducing surrounding capillaries involution accounted for 51.2%; and 88.4% of eyes had subretinal fluid and 20.9% had intraretinal fluid. The rate of conjunctival hemorrhage was 27.9%; vitreous hemorrhage was 2.3%. Neovascularization and residual retinal fluid were associated with post-injection visual acuity (p=0.001; p=0.0036). Neovascular morphology and residual retinal fluid were correlated with central retinal thickness after injection (p=0.038; p<0.001) Conclusion: The most commonly reported physical symptom was retinal haemorrhage. After 3 intravitreal injections of Bevacizumab, visual acuity improved by 2 lines, central retinal thickness and, volume improved. Most neovascular vessels regressed surrounding capillaries, subretinal fluid remained unchanged, and intraretinal fluid decreased. Neovascular morphology and residual retinal fluid were correlated with visual acuity. Neovascular morphology and residual retinal fluid were correlated with central retinal thickness. Keywords: wet age-related macular degeneration, choroidal neovascularization, Bevacizumab
10g35 |
Khảo sát tân mạch và dịch võng mạc hoàng điểm trên bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể ướt bằng OCT sau điều trị Bevacizumab
|