ThS.BS.CKI. Lý Phạm Hoàng Xuân

Họ tên ThS.BS.CKI. Lý Phạm Hoàng Xuân
Chức danh Báo cáo viên
Địa chỉ email ***@pnt.edu.vn
Số điện thoại **********

Khảo sát sự tương quan và đồng thuận giữa bảng RSS-12 và bảng RSI ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược họng thanh quản

Trần Viết Luân, Lý Phạm Hoàng Xuân

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Tóm tắt:

Đặt vấn đề: Hiện nay, việc chẩn đoán trào ngược họng thanh quản còn khó khăn do thiếu phương tiện thuận tiện. Bảng chỉ số triệu chứng trào ngược (RSI) là công cụ sàng lọc được sử dụng phổ biến nhất. Bảng điểm triệu chứng trào ngược rút gọn (RSS-12) mới được đưa ra năm 2021 cho thấy giúp chẩn đoán và theo dõi điều trị trào ngược họng thanh quản tốt hơn. Nghiên cứu này nhằm hỗ trợ chứng minh tính hữu ích của bảng RSS-12 trên lâm sàng.

Mục tiêu: Khảo sát sự tương quan và đồng thuận giữa bảng RSS-12 và bảng RSI trong chẩn đoán trào ngược họng thanh quản.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang 102 bệnh nhân có triệu chứng trào ngược họng thanh quản.

Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có điểm RSI > 13 là 55,9%. Tỷ lệ người bệnh có điểm RSS-12 > 11 là 69,6%. Giữa bảng RSS-12 và bảng RSI có sự tương quan cao (rs=0,801) và đồng thuận mạnh (chỉ số kappa 0,712), tỷ lệ đồng thuận tổng thể 86,2%.

Kết luận: RSS-12 là một bảng câu hỏi ngắn gọn dựa trên mức độ nghiêm trọng, tần suất của triệu chứng và tác động của nó lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, là một công cụ sàng lọc giúp chẩn đoán ban đầu bệnh trào ngược họng thanh quản, cung cấp đánh giá toàn diện hơn về các triệu chứng trào ngược.

Từ khóa: trào ngược họng thanh quản, RSI, RSS-12

HT Tai Mũi Họng (10 May)

9:50

KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN VÀ ĐỒNG THUẬN GIỮA BẢNG RSS-12 VÀ BẢNG RSI Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC HỌNG THANH QUẢN