Họ tên | TS. BS. Nguyễn Ngọc Phương Thư |
Chức danh | Báo cáo viên |
Địa chỉ email | ***@pnt.edu.vn |
Số điện thoại | ********** |
VAI TRÒ CỦA MÔ PHỎNG
LÂM SÀNG
TRONG
GIÁO DỤC LIÊN NGÀNH
TS. BS. Nguyễn Ngọc
Phương Thư
Trưởng Trung tâm CECICS - Trường Đại học Y
khoa Phạm Ngọc Thạch
Phó trưởng Bộ môn YHGN Trường
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Abstract
Hiện nay, hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn
cầu đang đối diện với nhiều thách thức: (1). Tình trạng lão hóa dân số, dẫn đến
thay đổi mô hình bệnh tật với các bệnh mạn tính không lây chiếm ưu thế, đa bệnh
lý trên cùng một người
bệnh mà thường là do lối sống kém lành mạnh gây ra và cần được điều trị liên tục
và lâu dài; (2). Chi phí chăm sóc
sức khỏe ngày càng tăng, một phần vì dân số lão hóa với nhiều bệnh mạn tính hơn – nhưng mặt khác là do công nghệ phát triển hơn, chúng ta có nhiều phương pháp điều trị phức tạp hơn cho nhiều người
hơn. Do đó, việc
chăm sóc người bệnh
không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay một chuyên ngành mà đòi hỏi sự
phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Giáo
dục liên ngành (Interprofessional Education - IPE) đã trở thành một xu hướng
quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả làm việc nhóm và chất lượng chăm sóc người bệnh. Điều quan trọng
nhất khi làm việc trong một nhóm gồm nhiều nhân viên khối ngành sức khỏe khác
nhau là cần có sự phối hợp hiệu quả giữa các thành viên. Điều đó đòi hơi các
thành viên cần: (1). Tôn trọng giá trị và chuẩn mực đạo đức trong chăm sóc
liên ngành; (2). Thực
thi nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp trong chăm sóc sức khỏe “lấy
người bệnh làm trung tâm”;
(3). Giao
tiếp liên ngành; (4). Làm
việc nhóm hiệu quả.
Nhiều
nghiên cứu ghi nhận
mô phỏng lâm sàng là một công cụ hiệu quả giúp thúc đẩy sự hợp tác và phát
triển các kỹ năng quan trọng trong giáo dục liên ngành. Điều này có được nhờ
những đặc điểm nổi bật sau của mô phỏng lâm sàng: (1). Mô phỏng lâm sàng tạo ra môi trường học
tập an toàn và thực tế; (2). Mô phỏng lâm sàng giúp tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng
lẫn nhau giữa các ngành; (3). Trong
quá trình mô phỏng, các thành viên trong nhóm học cách nhận ra vai trò, trách
nhiệm và giới hạn của từng chuyên ngành. (4). Mô
phỏng lâm sàng cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định nhóm. (5). Mô phỏng lâm sàng góp phần nâng cao
an toàn cho người
bệnh. Thực hành trên mô phỏng còn giúp các nhóm liên ngành nhận diện
và sửa chữa sai sót trong môi trường giả lập, từ đó giảm nguy cơ sai sót y khoa
trong thực tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh y tế hiện nay, khi
an toàn người bệnh
là ưu tiên hàng đầu.
Tóm
lại, mô phỏng lâm sàng không chỉ là một công cụ học tập mà còn là cầu nối giúp
các nhân viên khối ngành sức khỏe làm việc hiệu quả hơn. Bằng cách cải thiện giao tiếp, tăng
cường sự hiểu biết lẫn nhau và phát triển kỹ năng làm việc nhóm, mô phỏng lâm
sàng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục liên ngành
và chăm sóc người bệnh.
Từ
khóa: Giáo dục liên ngành, Mô phỏng lâm sàng, An toàn
người bệnh, Làm việc nhóm.