Họ tên | CN. Nguyễn Như Quỳnh |
Chức danh | Báo cáo viên |
Địa chỉ email | ***@pnt.edu.vn |
Số điện thoại | ********** |
MÔ PHỎNG TẠI
CHỖ TRONG QUẢN LÝ BĂNG HUYẾT SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG: XỬ LÝ KỊP THỜI
VÀ TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH CẤP CỨU
CN. Nguyễn
Như Quỳnh, ThS. BS. Nguyễn Thị Lan Anh,
TS. BS. Nguyễn
Ngọc Phương Thư
CECICS – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Abstract
Đặt vấn đề
Băng huyết
sau sinh (BHSS) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ toàn cầu, chiếm gần 75%
số ca tử vong. Tình trạng này có thể phòng ngừa nếu đội ngũ nhân viên y tế
(NVYT) phản ứng nhanh chóng và phối hợp hiệu quả. Mô phỏng tại chỗ (MPTC) là một công cụ hữu
hiệu giúp nâng cao khả năng xử trí cấp cứu và cải thiện chất lượng quản lý BHSS.
Mục tiêu
Nghiên
cứu này nhằm:
1. Ứng
dụng MPTC
để xác định các nguy cơ tiềm ẩn (NCTA)
và khoảng trống kiến thức, kỹ năng của NVYT khi xử trí BHSS.
2. Khảo sát
thái độ của người tham gia đối với việc ứng dụng MPTC vào đào tạo y khoa.
Đối tượng và phương pháp
Kịch bản mô
phỏng tình huống BHSS do đờ tử cung ở sản phụ 35
tuổi diễn ra tại khoa Hậu sản B Bệnh viện Hùng Vương, kéo dài 20 phút,
sử dụng người bệnh chuẩn và mô hình BHSS. Đội ngũ NVYT trong ca làm việc tham
gia thực hiện các can thiệp cấp cứu BHSS. Sau phiên mô phỏng, phiên debriefing
kéo dài 60 phút tập trung phân tích quy trình xử trí, xác định các lỗi chính và
NCTA.
Kết quả
Có 25 NVYT tham gia khảo sát, trong đó 56% là bác sĩ, 36% là điều
dưỡng/nữ hộ sinh và 8% là kỹ thuật viên. Gần 1/3 số NVYT có kinh nghiệm trên 10
năm.
Phiên mô
phỏng ghi nhận các NCTA: chậm cung cấp máu trong tình huống khẩn cấp do quy
trình phức tạp, chưa tối ưu hóa biện pháp xử trí khi xoa tử cung không hiệu
quả, chưa đặt sonde tiểu khi xử trí bệnh nhân, và chưa phân chia nhiệm vụ chặt
chẽ.
Khảo sát
thái độ cho thấy 100% NVYT đánh giá MPTC là phương pháp hiệu quả và sát thực tế
lâm sàng; 80% tự tin xử trí BHSS sau phiên mô phỏng. Tuy nhiên, NVYT đối mặt
với hạn chế trong việc áp dụng kiến
thức/kỹ năng học sau mô phỏng do khoảng cách xa giữa các khoa, quy trình
phức tạp khi cấp và truyền máu, thiếu
phương tiện hỗ trợ.
Kết luận
MPTC là
phương pháp đào tạo thiết thực, giúp cải thiện kỹ năng xử trí BHSS và nâng cao
chất lượng đào tạo y khoa. Mô phỏng lâm sàng cần được tích hợp thường xuyên vào
chương trình đào tạo y khoa, đặc biệt là trong các tình huống cấp cứu như BHSS.
Từ khóa: Băng huyết sau sinh (Postpartum hemorrhage), mô phỏng
tại chỗ (simulation insitu), nguy cơ tiềm ẩn (latent safety
threat), mô phỏng lâm sàng (clinical simulation).