Họ tên | ThS. BS. Nguyễn Thị Lan Anh |
Chức danh | Báo cáo viên |
Địa chỉ email | ***@pnt.edu.vn |
Số điện thoại | ********** |
TS. BS. Nguyễn Ngọc Phương Thư1, ThS. BS.
Nguyễn Thị Lan Anh1,
Lê Ngọc Phương Mai2
1CECICS
– Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2Trường
Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill (Mỹ)
Tóm
tắt
Đặt
vấn đề
Borderline
regression và Contrasting groups là những phương pháp dùng để thiết lập điểm đậu
thuộc nhóm Examinee-centered methods theo chuẩn tuyệt đối. Tại Trung tâm Kỹ
năng và Sáng tạo Mô phỏng Lâm sàng –
Trường
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (CECICS – PNTU), chúng tôi thực hiện những phương pháp này trong lượng giá
quá trình khi chạy trạm OSCE hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều (OSCE MDI)
cho sinh viên y khoa năm thứ 3 chương trình Việt Đức.
Mục tiêu
Xác định điểm đậu theo phương pháp Borderline
regression (BRM) và Contrasting groups (CGM) dựa vào đánh giá của quan sát viên
về năng lực thực tế của sinh viên khi chạy trạm OSCE và đánh giá kết quả đậu rớt so với phương pháp truyền
thống.
Đối
tượng và phương
pháp
Trước
khi tiến hành lượng giá, các giảng viên tại CECICS – PNTU được chọn làm quan
sát viên phải trải qua chương trình huấn luyện về 2 phương pháp lượng giá này.
Hệ
thống Learning Space thiết kế hai mạch chạy cho 22 sinh viên, mỗi mạch có sáu
trạm OSCE, trong đó có một trạm OSCE MDI. Đối với mỗi mạch chạy, có một giảng
viên vừa chấm checklist vừa chấm global rating score. Checklist bao gồm 15 mục
đã được thực hiện content validity index và content validity ratio (CVI – CVR).
Điểm tối đa của checklist là 30 điểm. Kết quả của 22 sinh viên được phân tích với
BRM (phân nhóm bốn mức độ Fail/Borderline Pass/Pass/High Pass) và CGM (phân hai
nhóm Fail/Pass).
Kết quả
Với
phương pháp BRM: Chạy hồi quy kết quả 22 sinh viên, bao gồm cả điểm checklist
(tung độ) và global rating score (hoành độ) có phương trình là Y = 4.1667 X +
12.636 và R2 = 0.618. Với X = 2, tương ứng mức độ Borderline Pass, điểm
đậu là 20.97. Như vậy, có 2 thí sinh rớt (tỉ lệ 9.1%) và 20 thí sinh đậu (tỉ lệ
90.9%).
Với
phương pháp CGM: Kết quả chấm global rating score cũng cho thấy có 2 thí sinh rớt
(tỉ lệ 9.1%) và 20 thí sinh đậu (tỉ lệ 90.9%). Đồ thị smoothed cho thấy điểm cut-off
là 21.
Với
phương pháp truyền thống lấy điểm trung bình, kết quả cho thấy có 100% sinh
viên đậu.
Kết luận
Thông
qua chương trình huấn luyện giảng viên trước khi tham gia lượng giá, kết quả
nghiên cứu cho thấy việc thiết lập điểm đậu của trạm OSCE MDI là nhất quán giữa
2 phương pháp Borderline Regression (20.97/30 điểm) và Contrasting Groups (21/
30 điểm). Tỉ lệ sinh viên rớt của cả hai phương pháp là 9.1% và tỉ lệ đậu là
90.9%. So với phương pháp thiết lập điểm đậu chuẩn tương đối trung bình truyền
thống, tỉ lệ đậu là 100%. BRM và CGM là những phương pháp thiết lập điểm đậu tập
trung vào năng lực thực tế của sinh viên nên có độ tin cậy cao hơn và giá trị
pháp lý chặt chẽ hơn, thường được sử dụng trong các kỳ thi quan trọng của giáo
dục y khoa nói riêng và lĩnh vực sức khoẻ nói chung nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy, lượng giá và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Từ
khóa: Standard setting (Thiết lập chuẩn), Pass score (Điểm
đậu), Borderline regression, Contrasting group, MDI, OSCE, Assessment (Lượng
giá), Medical education (Giáo dục y khoa), Clinical simulation (Mô phỏng lâm
sàng).